Chọn lựa Kính thiên văn khúc xạ hay Kính thiên văn phản xạ

Ưu và nhược điểm của kính thiên văn phản xạ và kính thiên văn khúc xạ, cách chọn lựa phù hợp.

Liên hệ

Mã sản phẩm: TV-395

Giao hàng: Chi tiết

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ mua hàng: (024)- 38.535.737 - 0784 619 619 (zalo online 24/24)

Số lượng

Câu hỏi: 

Tôi vẫn thấy nhiều người khuyên rằng nên chọn kính thiên văn Phản xạ thay vì chọn kính thiên văn Khúc xạ, như vậy có đúng không, điểm mạnh và điểm yếu của các loại kính trên là gì?

 

Trả lời:

 

Để giải đáp rõ câu trả lời trên, trước tiên cần xét đến ưu và nhược điểm của 2 loại kính thiên văn Khúc xạ và kính thiên văn Phản xạ.

Xét một cách công bằng và khách quan thì mỗi loại kính đều có những đặc điểm mạnh và yếu khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu quan sát, kỹ năng vận hành kính và khả năng tài chính của người sử dụng mà lựa chọn kính cho phù hợp, cụ thể như sau:

Đối với kính thiên văn Phản xạ: Mặc dù cho chất lượng ảnh kém hơn kính thiên văn Khúc xạ cùng kích cỡ, nhưng do thiết kế dạng phản xạ, nên kính thiên văn Phản xạ cho khả năng khử sắc sai tốt, cho dù là kính tầm trung và tầm thấp, giá cả của kính thiên văn Phản xạ khá dễ chịu đối với những người có ngân sách eo hẹp nên nhiều người chọn phương cách tiếp cận với kính thiên văn phản xạ khi mới bắt đầu sử dụng kính. Tuy nhiên kính thiên văn phản xạ có nhược điểm lớn là khá cồng kềnh, nặng nề khi vận hành quan sát và dễ bị lệch trục quang học, dễ vỡ nên thường xuyên phải bảo trì và bảo quản tốn công sức, thời gian. Ngoài ra, vì gương phản xạ được tráng phủ lớp kim loại phản xạ rất mỏng trên bề mặt, nên kính thiên văn Phản xạ nhanh bị xuống cấp và giảm sút chất lượng ảnh quan sát. Do gương phản xạ được kết cấu từ thủy tinh khối, lại khá dày nên đôi khi mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa gương và môi trường quan sát khiến cho chất lượng ảnh quan sát lúc ban đầu rất tệ hại, ảnh mờ và nhiễu, méo mó. Để chất lượng quan sát được ổn định, cần phải chờ “nguội” kính, nghĩa là chờ cho nhiệt độ của gương phản xạ và nhiệt độ môi trường quan sát đồng nhất với nhau (thời gian chờ đợi dài hay ngắn phụ thuộc vào mức chênh lệch nhiệt độ và kích cỡ của gương). Hơn nữa, không thể kết hợp hoặc chuyển đổi kính thiên văn Phản xạ với lăng kính đảo ảnh để trở thành ống nhòm khủng như kính thiên văn Khúc xạ. Bất chấp các nhược điểm trên, nếu bạn chỉ cần một ống kính thiên văn vừa giá tiền, có chất lượng ảnh tốt mà không cần phải quá xuất sắc đỉnh cao, hoặc chỉ cần để quan sát các chòm sao, tinh vân... ít có nhu cầu chụp ảnh qua kính thì kính thiên văn phản xạ là một lựa chọn phù hợp.

Đối với kính thiên văn Khúc xạ: Ngoài những ưu điểm trội hơn về chất lượng hình ảnh khi so sánh với kính thiên văn Phản xạ cùng kích cỡ, kính thiên văn Khúc xạ còn có ưu điểm gọn nhẹ, phù hợp cho các tác vụ chụp ảnh và quay phim về thiên văn, kính dễ sử dụng và vận chuyển, bền bỉ với thời gian và gần như không phải bảo trì bảo dưỡng gì nhiều (chủ yếu chỉ cần vệ sinh bụi trên bề mặt kính nếu có). Mặt khác, có thể kết hợp kính thiên văn phản xạ với bộ phận đảo ảnh (rất nhỏ gọn) để biến kính thành ống nhòm siêu khủng hoặc ống ngắm spotting scope chất lượng cao, làm phương tiện theo dõi giám sát rất tiện lợi (điều mà các loại kính thiên văn Phản xạ chịu thua). Nhược điểm lớn của kính thiên văn Khúc xạ đó là giá cả quá cao so với kính thiên văn Phản xạ cùng loại, dẫu biết rằng “giá cả đi đôi với chất lượng”, nhưng giá cả của kính thiên văn Khúc xạ là nguyên nhân chính hạn chế sự tiếp cận của số lượng lớn người yêu thích quan sát thiên văn hoặc chụp ảnh từ khoảng cách xa.

Một đặc điểm nữa cần chú ý: Kính thiên văn Khúc xạ loại rẻ tiền thường cho ảnh có hiện tượng sắc sai, mức độ nhiều hay ít tùy thuộc vào mức giá và khả năng đánh giá chọn lựa khi mua kính của người dùng. Vì vậy, với cùng một mức giá như nhau, một số người thường lựa chọn kính thiên văn Phản xạ để sử dụng ngay với mục đích duy nhất chỉ để ngắm thiên văn, tuy nhiên khi đã có một số kiến thức quan sát và kỹ năng nhất định, lại mong muốn sử dụng kính thiên văn cho nhiều mục đích khác nhau thì đa phần người sử dụng đều chuyển đổi sang các loại kính thiên văn Khúc xạ (lên đời).

Tóm lại: có thể khái quát quá trình sử dụng kính theo trình tự thông thường từ khi bắt đầu biết ngắm thiên văn cho đến khi trở thành người quan sát chuyên nghiệp như sau:

 1. Giai đoạn nhập môn: Đa phần người sử dụng chỉ thích dùng kính thiên văn Phản xạ, ít khi tìm hiểu kỹ các loại kính, mục đích quan sát vẫn chỉ là ngắm chơi cho biết, chưa có nhiều kỹ năng quan sát, nếu ống thiên văn càng to và dài, hoặc nhìn càng “khủng” thì càng thích (lý do chính chọn kính phản xạ cũng một phần là do nguyên nhân này), chỉ ưa thích độ phóng đại mà ít khi quan tâm đến các yếu tố khác, thường bị các địa chỉ bán hàng hoặc các trang web thiếu uy tín “mê hoặc” bằng các thông số phóng đại ảo được ghi trên vỏ hộp các loại kính rẻ tiền hoặc dụ mua các loại kính Phản xạ có bề ngoài “hoành tráng” nhưng chất lượng thì chẳng “hoành tráng” tí nào.

2. Giai đoạn trở thành người quan sát nghiệp dư: Một số đã bắt đầu chuyển đổi sang sử dụng kính thiên văn Khúc xạ thay vì kính thiên văn Phản xạ, đã có một số kiến thức nhất định về các loại kính và tích lũy được một số kinh nghiệm quan sát, ít khi bị thông số về mức độ phóng đại ảo hay kích cỡ làm ảnh hưởng tâm lý, quan niệm duy tâm “kích cỡ to hoặc độ phóng đại lớn là tất cả” đã có sự thay đổi. Bắt đầu thích và biết chụp ảnh hoặc quay các đoạn video với mục đích giải trí hoặc làm kỷ niệm bằng các thiết bị điện tử cầm tay sẵn có (điện thoại chụp hình, máy ảnh loại nhỏ, webcam thông thường...).

3. Giai đoạn trở thành người yêu thích quan sát và tìm hiểu thiên văn: Có kiến thức về các loại kính và ưu nhược điểm của từng thiết kế (mặc dù chưa thực sự chuyên sâu). Biết cách quan sát thiên văn, biết cách định vị các chòm sao, các tinh vân, có khả năng định hướng, căn tọa độ của các đối tượng quan sát trên bầu trời (mặc dù phần lớn vẫn phải dựa vào các thiết bị hỗ trợ hoặc máy định vị, điện thoại cầm tay...). Hầu hết đều chỉ sử dụng kính thiên văn Khúc xạ loại tốt mà bỏ hẳn các loại kính thiên văn Phản xạ rẻ tiền, một số ít còn giữ lại các loại kính thiên văn Phản xạ loại lớn có chất lượng cao để quan sát kết hợp (nhưng kính thiên văn Khúc xạ vẫn là phương tiện quan sát chính). Biết cách chụp ảnh và quay phim thiên văn, mặc dù kỹ năng chụp ảnh và quay phim đa phần vẫn còn ở mức nghiệp dư, nhưng đã có thể xử lý được một số bức ảnh thiên văn cho thêm "bóng bẩy" hoặc tự chụp được vài bức ảnh thiên văn khá đẹp.

4. Giai đoạn trở thành người quan sát và tìm hiểu thiên văn chuyên nghiệp: Có kiến thức rộng về thiên văn, nắm được ưu nhược điểm của các loại kính một cách rõ ràng. Có kỹ năng chụp ảnh, quay phim và sử dụng các thiết bị hỗ trợ tốt, có khả năng tự định vị mục tiêu và căn tọa độ quan sát mà không cần đến các thiết bị hỗ trợ dò tìm tọa độ hoặc căn mục tiêu. Chuyển hẳn sang sử dụng kính thiên văn Khúc xạ làm phương tiện quan sát chính, có sự đầu tư lớn về thiết bị và kính thiên văn, sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn mua các loại kính thiên văn Khúc xạ chất lượng cao để quan sát, hoàn toàn không sử dụng hoặc rất ít khi sử dụng đến các loại kính thiên văn Phản xạ (trừ trường hợp đôi khi thường sử dụng 2 ống kính rất lớn ghép với nhau để làm kính thiên văn Phản xạ kép để soi kết hợp).

5. Giai đoạn trở thành chuyên gia: (Expert Observer): Coi thiên văn là một nghề thực sự và thường là thành viên hoặc làm việc cho các tổ chức, các công ty thuộc lĩnh vực liên quan đến đánh giá và tìm hiểu thiên văn, có kỹ năng quan sát và kiến thức tổng hợp rất tốt, các loại kính sử dụng phần lớn vẫn thường là kính Khúc xạ cao cấp hoặc các thiết bị bổ trợ đi kèm phục vụ cho công việc.

6. Giai đoạn Nhà nghiên cứu (Researcher): Bước vào con đường nghiên cứu thiên văn chuyên nghiệp và có kiến thức rất sâu rộng về lĩnh vực thiên văn, thường là những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực thiên văn và vũ trụ học, sử dụng các loại kính lớn có thiết kế đặc biệt tại các trung tâm quan sát.

7. Trở thành Các giáo sư, tiến sĩ vật lý thiên văn, các nhân tài thực sự của nhân loại, các kính họ sử dụng để phục vụ công việc là các siêu kính thiên văn của các trạm nghiên cứu không gian, đài quan sát mặt đất có quy mô liên quốc gia, với các loại kính thiên văn cực lớn, kính thiên văn điện tử, kính thiên văn chuyên dụng...

 

Chúc các bạn tự phân loại được mức độ kỹ năng của mình và tìm được loại kính phù hợp.

 

Trân trọng!

  Nhóm tác giả: Thiên Văn Việt (www.thienvanviet.com)

Cần ghi rõ nguồn nếu trích dẫn

WEBSITE THÀNH VIÊN

Thienvanvietnam Kiến thức cần biết khi chọn thiết bị quang học Sửa chữa các loại máy đo khoảng cách SỬA CHỮA CÁC LOẠI ỐNG NHÒM