Có loại ống nhòm nào gọi là ống nhòm nhìn ngày và đêm không?

Trả lời câu hỏi : Có loại ống nhòm nào gọi là ống nhòm nhìn ngày và đêm không?

Liên hệ

Mã sản phẩm: TV-544

Giao hàng: Chi tiết

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ mua hàng: (024)- 38.535.737 - 0784 619 619 (zalo online 24/24)

Số lượng

Câu hỏi

Tôi thường nghe hoặc xem một số thông tin quảng cáo có nói rằng đang bán sản phẩm ống nhòm ngày và đêm với giá rất rẻ, vậy có loại ống nhòm nào vừa nhìn ban ngày được mà lại nhìn cả ban đêm, hoặc ống nhòm nhìn ban đêm mà lại nhìn vào ban ngày được không. Nếu nhìn đêm thì nhìn được khoảng cách bao xa.

 

Trả lời

 Đây là câu hỏi mà rất nhiều người sử dụng ống nhòm quan tâm và có chung ý kiến thắc mắc tương tự. Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi trên, có thể khẳng định rằng: Không có ống nhòm nào vừa nhìn được ban ngày mà lại vừa nhìn được ban đêm cả (ngược lại cũng vậy: không có ống nhòm đêm nào vừa sử dụng nhìn ban đêm rồi khi ban ngày trời sáng lại được mang ra sử dụng như ống nhòm ngày).

Nguyên nhân chính là do cơ chế vận hành và nguyên lý tạo ảnh của hai thiết kế ống nhòm ngày và ống nhòm đêm là hoàn toàn khác nhau. Để biết rõ nguyên nhân tại sao, chúng ta cần xem xét cụ thể cách thức và cơ chế hoạt động của hai chủng loại ống nhòm, cụ thể như sau:

Đối với ống nhòm ngày: Ánh sáng ban ngày sẽ được thu nhận qua hệ thống vật kính, truyền dẫn trong lòng ống, qua các thành phần quang học và hệ thống lăng kính đảo ảnh, được điều chỉnh bởi thị kính và hệ thống chỉnh nét một lần nữa trước khi đến mắt người quan sát, nên toàn bộ màu sắc, hình ảnh và các bước sóng ánh sáng trong dải ánh sáng có thể trông thấy được đều được truyền dẫn đầy đủ, khiến cho màu sắc hình ảnh rất chân thực và sắc nét. Ống nhòm ngày không cần dùng đến nguồn cấp năng lượng hay các linh kiện điện tử phức tạp mà vẫn có thể cho ảnh đẹp, chất lượng cao. Nhưng nhược điểm là với những môi trường tối đen đặc (khi giơ tay trước mặt mà không thấy đến cả ngón tay hay bàn tay) thì ống nhòm ngày sẽ không thể quan sát được gì. Chỉ khi có bóng tối mờ, trời có ít trăng hoặc có sao, trời chạng vạng, hoàng hôn tối.... thì vẫn có thể quan sát được do khả năng thu sáng ở những ống nhòm chất lượng tốt rất mạnh so với mắt nhìn bình thường nên nhiều chi tiết ở xa trong bóng tối mà mắt không thấy được, nhưng vẫn có thể được nhìn thấy khi quan sát qua ống nhòm, nhưng nguyên lý của việc tạo ảnh khi quan sát lúc này vẫn phải tuân theo nguyên tắc như khi quan sát ban ngày, đó là dựa trên việc thu nhận và tập trung các chùm sáng còn nhìn thấy được thông qua vật kính để tạo ra ảnh.

 Đối với ống nhòm đêm: Tùy thuộc vào mức độ tiên tiến của công nghệ và chất lượng của linh kiện mà chất lượng ảnh quan sát của ống nhòm đêm cũng khác nhau. Do nguyên tắc tạo ảnh của ống nhòm đêm khác biệt hoàn toàn so với ống nhòm ban ngày nên không thể sử dụng ống nhòm đêm để quan sát vào ban ngày được, nguyên nhân bởi các lý do sau:

Ống nhòm đêm cần phải sử dụng hệ thống các vi mạch điện tử và công nghệ đi kèm để hỗ trợ quan sát, toàn bộ các tia sáng thu được từ môi trường như ánh sao mờ, ánh trăng, các tia sáng trong dải sóng ánh sáng mà mắt người khó nhìn thấy được... đều được vật kính thu lại và tập trung tại bộ phận có tên gọi là bộ khuếch đại, bộ phận này sẽ chuyển đổi và khuếch đại các sóng ánh sáng thu được thành dạng chùm electron, đồng thời các electron này sẽ được gia tốc bên trong bộ khuếch đại rồi va đập vào một màn chắn phủ phốt pho (cấu tạo màn chắn này gần giống như màn chắn của ti vi analog đơn sắc), từ các tín hiệu thu được bởi chùm electron bắn tới, trên màn chắn sẽ tạo ra hình ảnh tương ứng mà bạn có thể nhìn thấy được. Thông qua quá trình gia tốc và bắn đi chùm electron liên tục mà tạo ra hình ảnh tương ứng khi màn chắn nhận được, bởi vậy khi quan sát, ảnh qua kính nhìn đêm sẽ có màu xanh dương hoặc xanh mờ chứ không thể giữ được màu sắc gốc. Nếu hoạt động theo nguyên tắc này, tất cả kính nhìn đêm hiện nay ít nhiều đều cần phải có chút ánh sáng thu được từ môi trường và vật quan sát thì mới có thể hoạt động được, độ rõ nét của ảnh thu được khi quan sát phụ thuộc nhiều vào lượng sáng thu được cũng như cường độ của bộ khuếch đại trong kính, nhưng nếu môi trường quan sát có ánh sáng quá kém hoặc tối đen như mực thì sẽ không thể nhìn thấy gì. Ống nhòm đêm có thể nhìn được khoảng cách vài trăm mét đến vài km nếu môi trường còn đủ sáng để khuếch đại chùm tín hiệu và ống kính thu sáng có kích cỡ đủ lớn.

Tuy nhiên việc quan sát trong bóng tối đen đặc lại trở nên rất khó khăn đối với kính nhìn đêm nếu không có thiết bị bổ trợ (quan sát trong môi trường tối đến mức giơ tay không thấy ngón), vì vậy để khắc phục vấn đề trên, một số kính nhìn đêm hiện nay được trang bị kèm thêm hệ thống bổ trợ là đèn chiếu tia hồng ngoại giúp cho người sử dụng có thể quan sát được ngay cả trong bóng tối đen đặc mà không cần phải có thêm nguồn sáng phụ nào khác, nhưng ngay cả đèn hồng ngoại được ghép thêm thấu kính bổ trợ thì công suất cũng chỉ có hạn, vì đèn hồng ngoại cũng chỉ có thể chiếu giúp kính nhìn được khoảng cách khoảng 50 đến 70 mét mà thôi.

Có nhiều thế hệ ống nhòm đêm khác nhau, thường được gọi là thế hệ 1, 2, 3,4 hoặc thậm chí là thế hệ 5, càng là thế hệ ống nhòm đêm được ra đời sau thì lại càng mang đặc tính ưu việt hơn những thế hệ trước, giá cả của từng đời ống nhòm đêm cũng chênh nhau rất lớn, một số loại chuyên dụng chỉ được trang bị cho quân đội và các lực lượng hành pháp, không được xuất khẩu ra nước ngoài vì nhiều lý do khác nhau.

Vì vậy, nếu kinh phí hạn hẹp và không có nhu cầu gì quá đặc biệt thì ống nhòm đêm thế hệ 1 hoặc thế hệ 2, có sự bổ trợ của đèn hồng ngoại là đủ để đáp ứng các nhu cầu quan sát dân sự thông thường.

Ảnh nhìn thấy được qua kính nhìn đêm thực ra chỉ là chùm electron bắn tới màn chắn để tạo ảnh, không phải ánh sáng thật trực tiếp từ vật truyền tới

 Có loại ống nhòm nào gọi là ống nhòm nhìn ngày và đêm không?

Kết luận: dựa trên nguyên lý hoạt động, cùng cơ chế tạo ảnh của của ống nhòm ngày và ống nhòm đêm cho thấy không có loại ống nhòm riêng biệt nào vừa sử dụng nhòm ban ngày rồi lại dùng để nhòm ban đêm cả (vì đường truyền quang đã bị chặn trực tiếp bởi hệ thống màn chắn và hệ thống gia tốc electron bên trong ống nhòm đêm, nên sẽ không nhìn thấy gì cả, ảnh nhìn thấy qua kính nhìn đêm chỉ ở dạng tín hiệu chứ không phải dạng sóng ánh sáng như ống nhòm ban ngày). Cá biệt nếu có tồn tại thì chúng chính là sự kết hợp của 2 ống nhòm ngày và ống nhòm đêm riêng biệt ghép lại chứ không phải là loại vừa nhìn được ngày mà lại vừa nhìn được đêm trực tiếp qua 1 ống (ống nhòm ngày thu sáng và ống nhòm đêm xử lý ảnh vừa thu được), tuy nhiên giá cả của bộ đôi kết hợp này cũng thường rất cao và không phổ biến, hệ thống này khi sử dụng cũng rất cồng kềnh, phức tạp và rắc rối.

Ngoài ra, một số loại kính còn được giới thệu là kính nhìn đêm quan sát xa, tuy nhiên đây không phải là kính nhìn đêm chuyên dụng, do kính hoạt động theo nguyên tắc thu nhận các chùm sáng yếu từ môi trường tự nhiên và khuếch đại chúng lên qua hệ thống cảm biến điện tử để chuyển đổi thành tín hệu xuất ra màn hiển thị, vì vậy nếu trời mà tối đen đặc, không có được sự hỗ trợ của pha đèn hồng ngoại riêng thì cũng không thể nhìn được gì.

Hệ thống các màn chắn điện tử như hình dưới, được tích hợp trong ống kính nhìn đêm hoặc ống nhòm đêm là nguyên nhân làm cho ống nhòm đêm khi sử dụng vào ban ngày sẽ chẳng nhìn thấy gì cả. Vì vậy, các thông tin quảng cáo cho loại ống nhòm nhìn được cả ban ngày và đêm tối đen chỉ là chiêu trò bịp bợm.

Có loại ống nhòm nào gọi là ống nhòm nhìn ngày và đêm không?

Nếu vẫn muốn quan sát và theo dõi trong bóng tối ở khoảng cách xa, thì nên trang bị một chiếc ống nhòm ngày chất lượng cao, độ phóng đại tương hợp với vật kính đủ lớn để mang lại khả năng thu sáng mạnh mẽ sẽ cho hiệu năng vượt xa các loại ống nhòm đêm thông thường.

Bởi vậy, nếu trên thị trường có quảng cáo nào giới thiệu sản phẩm "ống nhòm ngày và đêm" nhưng lại chỉ có hình chiếc ống rất nhỏ minh họa sơ sài hoặc copy cả những hình ảnh như đang nhìn qua kính nhìn đêm thì đảm bảo đây chỉ là quảng cáo mang tính lừa bịp, nên tránh xa.

Còn một loại kính khác, giúp định vị các đối tượng trong đêm, gọi là kính tầm nhiệt (thermal google binoculars), nhưng nguyên lý và cách thức hoạt động lại hoàn toàn khác so với kính nhìn đêm, đối với loại kính này, Thiên Văn Việt sẽ tiếp tục giải đáp ở các câu hỏi khác.

Xin cảm ơn!

Trân trọng!

Nhóm tác giả: ThienVanViet.com

WEBSITE THÀNH VIÊN

Thienvanvietnam Kiến thức cần biết khi chọn thiết bị quang học Sửa chữa các loại máy đo khoảng cách SỬA CHỮA CÁC LOẠI ỐNG NHÒM